CỤM DI TÍCH TÂM LINH : CHÙA CÔNG MINH, ĐỀN MẪU CỬU, ĐỀN DẦM, ĐỀN MẪU ĐẠI LỘ
(Thường Tín Xưa và Nay)
CỤM DI TÍCH TÂM LINH : CHÙA CÔNG MINH, ĐỀN MẪU CỬU, ĐỀN DẦM, ĐỀN MẪU ĐẠI LỘ
Đền Dầm tọa lạc tại thôn Xâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền Dầm còn có tên gọi khác là Xâm Dương Linh Từ theo dịa danh của ngôi đền.
Có thể nói Đền Dầm là một ngôi đền thiêng có từ thời nhà Trần. Đây là một trong những ngôi đền có số lượng sắc Phong lớn nhất Việt Nam dưới các triều Trần, Lê, Nguyễn sắc phong đến 28 lần (Trần triều 7 đạo, Lê triều 13 đạo, Nguyễn triều 8 đạo) - một kỷ lục về sắc phong, khó có đền phủ nào được như vậy. Số lượng sắc phong này ngang với Phủ Tiên Hương - Nơi thờ của Mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Dày (Nam Định).

Lễ hội Đền Dầm
Lễ hội chính của Đền Dầm kéo dài hai ngày từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 2 âm lịch, nhưng thực tế lễ hội kéo dài mười ngày từ mùng 1 đến hết ngày 10 tháng 2 hàng năm . Ngoài phần lễ thì phần hội có rước nước, múa rồng, múa sư tử, kéo chữ, cờ người, hát quan họ, chọi gà.





