CHÙA VĂN HỘI
(Thường Tín Xưa và Nay)
Chùa Văn Hội có tên chữ là Hội Phúc tự, được xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII. Trước đây, hai làng Văn Giáp và Văn Hội (xã Văn Bình) vốn là một làng gốc và có hai chùa (chùa Pháp Vân và chùa Pháp Lôi) tục gọi là hai chị em hay hai bà. Tới năm 1947, do tiêu thổ kháng chiến, chùa Pháp Lôi bị phá. Người làng Văn Hội đã rước tượng Pháp Lôi về thờ tại chùa làng (tức chùa Văn Hội bây giờ). Do vậy, ngoài thờ Phật, chùa Văn Hội còn thờ thánh Pháp Lôi, dân gian thường gọi là “chùa em” và gọi chùa Pháp Vân là “chùa chị”
Chùa Văn Hội có cảnh quan thơ mộng, trước cổng là hồ sen rộng. Bao quanh chùa là hàng cây xà cừ cổ thụ rợp mát. Đặc biệt, tại đây còn có cây trôi đã mấy trăm năm tuổi vẫn xanh tốt. Trên sân chùa bên phải có tượng Quan Âm Bồ tát màu trắng cao chừng 3m, đằng sau có các tấm bia đá đã bị mờ chữ.
Chùa Văn Hội có tên chữ là Hội Phúc tự, được xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII. Trước đây, hai làng Văn Giáp và Văn Hội (xã Văn Bình) vốn là một làng gốc và có hai chùa (chùa Pháp Vân và chùa Pháp Lôi) tục gọi là hai chị em hay hai bà. Tới năm 1947, do tiêu thổ kháng chiến, chùa Pháp Lôi bị phá. Người làng Văn Hội đã rước tượng Pháp Lôi về thờ tại chùa làng (tức chùa Văn Hội bây giờ). Do vậy, ngoài thờ Phật, chùa Văn Hội còn thờ thánh Pháp Lôi, dân gian thường gọi là “chùa em” và gọi chùa Pháp Vân là “chùa chị”
Chùa Văn Hội có cảnh quan thơ mộng, trước cổng là hồ sen rộng. Bao quanh chùa là hàng cây xà cừ cổ thụ rợp mát. Đặc biệt, tại đây còn có cây trôi đã mấy trăm năm tuổi vẫn xanh tốt. Trên sân chùa bên phải có tượng Quan Âm Bồ tát màu trắng cao chừng 3m, đằng sau có các tấm bia đá đã bị mờ chữ.
Hà Nội tự hào có Quốc Tử Giám, nơi ghi danh những bậc đại khoa của đất nước, thì Thường Tín tự hào là vùng đất có Văn Từ- ghi danh những vị khoa bảng danh tiếng của huyện mình. Chỉ tính từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XIX, huyện Thường Tín đã có 68 vị đăng khoa, trở thành huyện đứng tốp đầu về số lượng các vị đăng khoa trong các triều đại phong kiến. Trong số đó có những bậc đại khoa, tiếng thơm lừng lẫy như Danh nhân văn hóa thế giới, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Thái học sinh Nguyễn Phi Khanh, Đệ nhị giáp khoa TS Lý Tử Tấn, Dương Trực, Nguyễn Trác, Ngô Hoan, Trịnh Quý.
Thật đúng là:
“ Đất linh sinh tuấn kiệt,
Văn hiến phát hiền tài.
Văn Từ uy linh một cõi,
Gương sáng tồn tại muôn đời…”
“ Văn Từ Thượng Phúc” uy linh xây trên thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, đã trở thành ngôi nhà truyền thống kết tinh những bông hoa trí tuệ, hiền tài của Thường Tín nói riêng và của Quốc gia nói chung.


